Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế biển ngành vận tải biển, chủ quyền biển đảo
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Giao thông là mạch máu của tổ chức, giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng, giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Trong xu thế hội nhập quốc tế, quá trình hợp tác hóa, quốc tế hóa ngày càng đến gần và là nhu cầu không thể thiếu của nền kinh tế thế giới, vì giao thông vận tải là “cầu nối” hết sức quan trọng giữa các quốc gia. Đặc biệt đối với ngành vận tải biển, thì điều đó càng có tính chất quốc tế hóa cao.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giao thông vận tải, bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ rõ phát triển Kinh tế hàng hải: “Trọng tâm là khai thác có hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển. Quy hoạch, xây dựng, tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển tổng hợp, cảng trung chuyển quốc tế, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển với các vùng, miền, địa phương trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển đội tàu vận tải biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải, từng bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế”.
Hiện nay, tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức to lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng các hoạt động, yêu sách chủ quyền, nhất là ở những vùng biển giáp ranh, nhạy cảm, chưa phân định. Vì vậy, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo càng trở nên quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.
Đảng ta khẳng định: “Đến năm 2030 đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng”(10). Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia biển mạnh, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành khai thác, chế biến dầu khí; cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển; tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người dân định cư lâu dài trên các đảo. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, đảo. Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Đổi mới tư duy trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, hiện đại, theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh. Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển theo hướng tiếp cận mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái, công nghệ cao, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Cảng Hải Phòng (ngày 30/5/1957). Ảnh tư liệu.
Câu chuyện nhỏ về “Đại đoàn kết” để phát triển cảng biển theo tư tưởng của Bác
Vinh dự được 3 lần đón Bác về thăm, công nhân, cán bộ cảng Hải Phòng vẫn khắc sâu lời dặn của Người: “Đoàn kết là sức mạnh, nước lên thì tàu nổi. Các cô chú ở đây một thuyền, một sóng nên phải đoàn kết với nhau, phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, bảo quản hàng hóa tốt, ra sức xây dựng bến cảng”.Lời căn dặn của Bác từ lâu đã trở thành nguồn động lực, cổ vũ to lớn các thế hệ công nhân, cán bộ của Cảng vượt qua bao khó khăn, gian khổ, không ngừng nâng cao năng lực giải phóng tàu hàng, từng bước xây dựng, hiện đại hoá bến cảng theo hướng vươn nhanh ra biển, đửa cảng Hải Phòng thành một trong những cảng hàng đầu.
STH
Bài viết liên quan
- Tản mạn đầu năm: Suy ngẫm về những con số1 (24/01/2025)
- Sắt son với những con tàu (24/01/2025)
- SBIC sáng mãi một niềm tin (24/01/2025)
- Người thợ đóng thuyền được tạc bia đá ở Nghệ An (22/01/2025)
- Thủy quân và ngai vàng ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII: Kỷ nguyên của những con cắt biển (09/12/2024)
- “Vua tàu thủy Bắc Kì” Bạch Thái Bưởi qua con mắt nhà văn Nguyễn Công Hoan (18/11/2024)
- Tàu chở hàng 17.500 DWT – Trường An Ship, ký hiệu thiết kế SS-12 (15/11/2024)
- Độc đáo lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Kô (30/10/2024)
- Ngắm thuyền buồm trên Hồ Tây năm 1954 (10/10/2024)
- “An nam chiến thuyền thuyết” (Nói về thuyền chiến An Nam) (26/08/2024)