Tìm giải pháp và ứng dụng công nghệ trong thiết kế và đóng tàu xanh
Ngày nay, “Đóng tàu xanh” là xu hướng tất yếu trong ngành đóng tàu trên toàn thế giới để hướng tới một tương lai xanh, sạch, bền vững. Việc sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện môi trường, giảm phát thải và thiết kế tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. Tiếp nối thành công từ Hội thảo cuối năm 2023 tại Hải Phòng, ngày 30/8/2024, tại Viện Thiết kế tàu quân sự đã diễn ra “Hội thảo khoa học giải pháp và ứng dụng công nghệ trong thiết kế và đóng tàu xanh”.
PGS.TS Trần Ngọc Tú – trường Đại học Hàng hải Việt Nam trình bày tham luận tại Hội thảo
Hội thảo đã quy tụ được nhiều nhà khoa học chuyên ngành thiết kế tàu của Viện Thiết kế tàu Quân sự (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng), Đại học Hàng hải, Đại học cơ khí – Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Học viện kĩ thuật quân sự.
Hơn 10 báo cáo khoa học tại Hội thảo đề cập đến nhiều vấn đề cấp thiết, cấp bách và rất thực tiễn trong công tác thiết kế và đóng tàu xanh hiện nay như: Chuyển đổi xanh đóng tàu – Thách thức từ bước đi đầu tiên (tham luận của TS. Trần Đình Tiến – Học viện Kĩ thuật quân sự); Nghiên cứu ảnh hưởng của thiết bị tiết kiệm năng lượng đến hiệu suất chong chóng làm việc sau thân tàu bằng phương pháp CFD (tham luận của PGS.TS Trần Ngọc Tú – Đại học Hàng hải); Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm thiêt bị giảm phát thải cho động cơ diesel tàu thủy bằng công nghệ Scubber (Tham luận của TS. Trần Trọng Tuấn- ĐH Công nghệ GTVT); Nghiên cứu chế tạo lớp phun phủ hợp kim AlMg bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu thép trong môi trường biển (tham luận của PGS.TS Lê Thu Qúy – Viện Nghiên cứu cơ khí); Nghiên cứu và phát triển thiết bị lặn không người lái sử dụng mô phỏng số CFD (tham luận của PGS.TS Ngô Văn Hệ - Đại học Cơ khí – ĐH Bách khoa Hà Nội) và tham luận có tính khơi mở tương đối triển vọng của Thạc sĩ Hoàng Thị Mai Linh – Đại học Hàng hải: Dự đoán tiếng ồn do xâm thực chong chóng bằng phương pháp CFD,…
Các đại biểu tham gia Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Trên tinh thần khoa học, Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung cho các tham luận, để từ đó các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và từng bước ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ việc thiết kế và đóng tàu xanh của đất nước ngày càng ổn định, vững mạnh.
Với sự đồng hành của các nhà khoa học nghiên ứu và ứng dụng thiết kế đóng tàu xanh, cùng với sự quyết tâm của các đơn vị, ngành đóng tàu sẽ tiếp tục phát huy được tiềm năng, thế mạnh sẵn có, làm chủ công nghệ, từng bước “xanh hóa” trong thiết kế và đóng tàu, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có công nghiệp đóng tàu xanh trên bản đồ đóng tàu thế giới.
Nguyên Phong
Bài viết liên quan
- Vietship 2025: Tôn vinh thành tựu và tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hàng hải Việt Nam (06/03/2025)
- SBIC tổ chức họp báo Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về công nghệ đóng tàu và công trình ngoài khơi (Vietship 2025) (25/02/2025)
- Công ty Đóng tàu Phà Rừng: Tàu chở dầu/hóa chất số 2 xuất khẩu sang Hàn Quốc hạ thủy thành công (23/01/2025)
- Thư Chúc mừng năm mới của Hội Khoa học kỹ thuật Công nghiệp tàu thủy Việt Nam 2025 (17/01/2025)
- Đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt (17/01/2025)
- Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 (17/01/2025)
- Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long hạ thuỷ thành công tàu CSOV 8720 số 02 (16/01/2025)
- Công ty Đóng tàu Nam Triệu hạ thủy tàu dầu 7.000m³ (16/01/2025)
- Đảng ủy Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy thực hiện công tác kiểm tra Công ty TNHH MTV Đóng tàu Phà Rừng (04/12/2024)
- Công đoàn GTVT Việt Nam thăm và làm việc với Công đoàn Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (04/12/2024)