Nước Nam biết đóng tàu máy đã hơn một trăm năm nay 

LTS: Báo chí thời Pháp thuộc có nhiều sự quan tâm đến lịch sử ngành đóng tàu của nước ta, đặc biệt về sự xuất hiện những con tàu máy, vỏ sắt từ thời Minh Mạng nhà Nguyễn. Bài viết dưới đây được đăng trên tờ báo Tràng An năm 1938, như một sự cải chính về sự nhầm lẫn của một số ý kiến đăng báo trong những năm đầu thế kỉ XX, rằng đến thời Tự Đức chúng ta mới đóng được những chiếc tàu máy.
Tạp chí Tàu thủy Việt Nam xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tư liệu do Nguyên Phong sưu tầm.

Quý đồng nghiệp “Nam Cương” nhân trích đăng một  bài thơ của ông Đặng Huy Trứ, làm quan Bình Chuẩn, Đại sứ đời Tự Đức, tả cái sướng của mình được cưỡi thử chiếc tàu thủy cả người mình mới chế, mà lên cái đầu đề trên mặt báo (Số 3, ngày 13 Fé vrier 1938) rằng:

“Từ đời Tự Đức, người An Nam đã đóng được một chiếc tàu thủy”.

Chúng tôi cho đó là một sự lầm. Vì sự lầm ấy có quan hệ mật thiết với lịch sử nước nhà, mà cũng dính dấp với bước đường tiến hóa của nòi giống ta, chúng tôi xin trưng một vài cái chứng ra dưới nầy gọi là cùng bạn đồng nghiệp đi tìm sự thực mà xin đính chính lại.

Thật ra, nước ta biết dùng tàu máy đã lâu, mà biết đóng tàu máy thì quả quyết là trước đời Tự Đức.

Vào năm Minh Mạng thứ hai mươi (1839) Vua đã ngự chơi cầu bến Ngự, xem thí nghiệm tàu chạy máy hơi.

Khi trước khiến vỏ khổ chế tạo tàu máy, đem xe chở ra sông, giữa đường vỡ nồi nước, máy không chạy, người đốc công bị xiềng, quan bộ Công là Nguyễn Trung Mậu, Ngô Kim Lân, vì cớ tàu không thiệt đều bị bỏ ngục.

Lúc bấy giờ chế tạo lại, các máy vận động lanh, thả xuống tàu chạy mau.

Ngài ban thưởng người giám đốc là Hoàng Văn Lịch, Võ Huy Trình mỗi người một cái nhẫn pha lê độ vàng, một đồng tiền vàng phi long hạng lớn, Đốc công và binh tượng được thưởng chung một ngàn quan tiền.

Ngài truyền rằng: “Tàu này mua bên Tây cũng được, nhưng muốn khiến cho công trường nước ta tập quen máy móc cho khéo, vậy nên chẳng kể lao phí gì”.

Chân dung hoàng đế Minh Mạng được minh họa trong cuốn sách Journal of an Embassy to the Courts of Siam and
Cochin-China, exhibiting a view of the actual State of these Kingdoms của John Crawfurd (1783-1868), in tại Luân Đôn 1828.
(Nguồn: Wilki)

Đến năm Thiệu Trị thứ năm (1845), Vua khiến các quan Hữu tư khắc hiệu để cấp phát cho các tàu máy để làm tin.

Lúc bấy giờ đã có mấy chiếc tàu này: Bảo Long, Thái Loan, Kim Ứng, Linh Phụng, Phấn Bằng, Thần Giao, Tiên Li, Thọ Hạc, Tĩnh Dương, Bình Dương, Định Dương, Điềm Dương, Thanh Hải, Tĩnh Hải, Bình Hải, Định Hải, An Hải, Điện Phi, Yến Phi, Vân Phi,…

Từ đó đến sau, sở vỏ khố ở kinh còn lần lượt đóng thêm tàu nhiều nữa.

Cho đến đời Tự Đức thì đạo Thủy quân của ta đã cho một đạo hùng tráng được hơn ba trăm chiếc tàu (trong ấy có cả chiếc mua của Anh Cát Lợi tại Hương CCảng và 5 chiếc tàu Pháp theo Hòa ước 31 Aout 1874, Pháp nhường cho nước ta: La Mayenne, Le D’Entrecasteaux, Le Scorpion, La Biên Hòa, Le D’Estaing), thủy binh có một vạn sáu ngàn người và đại bác một ngàn bốn trăm khẩu, cố vấn là người Pháp.

Nhưng ôi thôi, vận hội nước nhà đến đó là thôi. Đồng thời lúc ấy người Nhật thấy người Hoa Lan có tàu máy, liền đi học tiếng Hoa Lan và cách làm tàu đúc súng của Hoa Lan.

Chính lúc ấy, nước ta nhằm theo đường cử nghiệp, giữ thế quan vinh cô lập mà bế quan tỏa cảng, khinh rẻ người ngoài. Quan lính ta ở dưới tàu làm rắc rối đến nỗi mấy người cố vấn Pháp thuê về để hoạc nghề hàng hải phải bỏ khế ước mà về xứ.

Khi mà mấy ông cố vấn như: Dutrenuil de Rhins, Dutour,… đi ra khỏi đạo tàu thủy quân ta thì tha hồ cho quân ta t heo lối hủ bại mà làm việc, đến nỗi lấy sân tàu làm chỗ “đại tiêu”, đi ra ngoại quốc làm mất quốc thể nên triều đình lúc bấy giờ phải có lệnh cấm “quan quân đến ngoại quốc không đượ lên bờ mà ở dưới tàu không đượ bắt rận.

Nói đến đây thực là thương tâm nhưng sự thực trên lịch sử không nên che đậy.

Cũng bởi:

Vì chưng cha yếu con gầy.

Nguồn: Lê Thanh Cảnh (Tràng An báo, Số 298, 25 Tháng Hai 1938)