“An nam chiến thuyền thuyết” (Nói về thuyền chiến An Nam)
Cương thoa thuyền trong sách Tam tài đồ hội 1607
Một loại là bức vẽ Khoái giải đĩnh của Dinh thủy sư Quảng Đông” (廣東水師营快蟹艇圖) [thuyền con cua đi nhanh của thủy quân tỉnh Quảng Đông], có hai cột buồm, mỗi bên 20 mái chèo nhỏ.
Một loại là bức vẽ “Tri sa bích thuyền” (知沙碧船) [Sa thuyền?], ba cột buồm, đầu mũi thuyền giống như thuyền của Anh, pháo đặt 2 tầng, 34 khẩu, thuyền dài 12 trượng [38,4m].
Một loại là bức vẽ “Hoa Kỳ thuyền” (花旗船) [thuyền Mỹ], 3 cột buồm, giống như thuyền Anh, pháo đặt 2 tầng, 28 khẩu. Một loại là bức vẽ “Ngư thuyền của nước An Nam” (安南國魚船), thuyền này còn gọi là chiến thuyền (1), [khi tác chiến] theo sau bố thoa thuyền và đại đầu tam bản thuyền. Thuyền dài ước hơn 8 trượng [~26m] (2), rộng ước hơn 8, 9 thước [~2,6m – 2,9m], dài rộng có thể tăng thêm. Hình dáng gi ống như trái bí lớn thuôn dẹt, hai bên đặt pháo, lính ở trong mui chiến đấu, không nhìn thấy hỏa pháo bên địch, nên gan dạ tấn công. Gỗ đóng thuyền thật dày dặn cứng cáp, khi bắn pháo thuyền không rung lắc. Hai bên mũi và lái có 3, 4 mái chèo, hoặc gắn bánh xe nước, thêm phần bình ổn. Ụ pháo ở tầng trên bằng gỗ, dạng như tường thành thấp, bố trí súng pháo, nắp ụ bằng gỗ ôm vòng, mui thuyền dày 2 thước [~64cm] (3), đỉnh có lỗ thông trời, không khí lưu thông.
Cương thoa thuyền, trong Võ bị chí 1619
Một loại là bức vẽ “Đại sư thuyền của nước An Nam” (安南國大師船), thân thuyền dài ước 14 trượng [~46m], rộng chừng 2 trượng thêm 1 hoặc 2 thước [~6,7m - 7m], khoang thuyền sâu ước hơn 1 trượng [3,2m], đầu thuyền đuôi thuyền ngang nhau, dây neo thuyền dùng máy trục đứng [ba lăng /capstan] (4), ván đáy thuyền dày hơn 5 tấc [~16cm] (5), ván be dày hơn 7 tấc [~23cm] (6), vành thuyền dày hơn 1 thước (~32cm) (7), dùng gỗ cứng. Vành thuyền gồ ra 6 tấc [~20cm], gỗ làm vách thuyền dày dặn chắn được đạn pháo, bên trong khoang thông với vách hầm chứa thuốc súng, trên khoang đặt pháo lớn. Khoang phía sau, ở giữa và hai bên đặt thùng nước, thùng cách nhau 2 thước [64cm], không để ẩm ướt, dùng thùng gỗ đựng chứa, không dùng đồ sành. Thuyền có 2 cột buồm, cột gồm 2 đoạn, dùng then tre nối tiếp giữ cột đứng thẳng. Thuyền này kiểu thức giống như thuyền Anh [Ng.v dùng chữ Anh Di], so với Ngư thuyền thì lớn hơn, [cả hai] đều là thuyền lớn của An Nam.
Tên sách Hải quốc đồ chí (của Trung Quốc) khá quen thuộc đối với học giới Việt Nam qua một địa đồ vẽ vùng biển Đông Nam Á được trích dẫn nhiều lần trong những bài viết về lịch sử địa lý Biển Đông. Trong bộ sách gồm 100 quyển này, ngoài bức địa đồ “Sự thay đổi địa danh các nước Đông Nam Dương” in ở quyển 3, còn nhiều ghi chép liên quan đến lịch sử địa lý Việt Nam nằm rải rác ở một số quyển khác, và khá đặc biệt là đã lưu giữ một tài liệu lược tả về mô hình thuyền chiến thời Minh Mạng. Mảng tư liệu này có thể bổ túc phần nào cho các nghiên cứu về lịch sử tàu thuyền Việt Nam, một đề tài đang thiếu hụt loại tư liệu mô tả cụ thể về kết cấu, về quy cách hay những đồ hình tổng thể hoặc các bộ phận tàu thuyền mà chúng vốn là những yếu tố kỹ thuật quan trọng không chỉ trong nghiên cứu lịch sử lý thuyết mà còn rất quan trọng trong việc phục dựng mô hình trực quan.
“An nam chiến thuyền thuyết” (Nói về thuyền chiến An Nam), Uông Trọng Dương, Tri huyện huyện Dư Diêu (安南戰船說, 餘姚縣知縣汪仲洋).- Phạm Hoàng Quân
Đại đầu thuyền (hệ Quảng thuyền) trong sách Tam tài đồ hội 1607
Một loại là “Bố thoa thuyền An Nam” (安南布梭船) (8), hình dáng như thuyền Di, kiểu tam bản nhỏ (9). Dài khoảng 3 trượng [~10m], rộng 6 xích [~2m], hai bên hông mỗi bên hơn 10 mái chèo, ở đầu thuyền đuôi thuyền đều đặt một khẩu tử mẫu pháo [súng bắn lựu đạn] (10), lính bắn súng hơn 20 tên. Hai đầu thuyền đặt bánh lái, đầu đuôi không phân biệt, tùy nghi tới lui”.(11)Một loại là bức vẽ “Đại đầu tam bản thuyền của An Nam” (安南大頭三板船) (12), là loại cùng với Bố toa thuyền dẫn đầu hiệp công, phần đầu thuyền rất kiên cố, ngoài gắn thêm mái chèo hình chữ bát (八), bọc nhiều lớp da trâu. Phần đầu thuyền cao hơn đuôi thuyền 2 xích [64cm], khi đạn bắn tới không thể đả thương người trong thuyền, be thuyền hai bên cao ngang đầu người chèo, đầu thuyền đặt đặt cỗ pháo ngàn cân, hai bên đuôi thuyền đều đặt tử mẫu pháo [súng bắn lựu đạn], lính chèo hơn 20 tên, cầm lái 1 tên, một số lính pháo, một số lính súng, toàn thuyền có hơn 30 người. Thân thuyền dài hơn 3 trượng [~10m], rộng 7 hoặc 8 xích [~3,5m hoặc 3,8m], ván thuyền dùng gỗ cứng dày khoảng 2 thốn [~6,4 cm]. [Nói về] thuyền này [Đại đầu tam bản thuyền] cùng với Thoa thuyền [Bố thoa thuyền], người Việt Nam cho rằng là cách thức mà Minh Thái tổ dùng thuyền nhỏ phá thuyền lớn của Trần Hữu Lượng (13). Khi Anh Cát Lợi [Anh] xâm phạm, Việt Nam nhờ mấy thuyền này mà thắng (14). Đây là loại thuyền không nại sóng gió, di chuyển như bay.
Đại đầu thuyền (huyện Đông Hoản), trong Võ bị chí 1619
Một loại là bức vẽ “Xa luân thuyền” (車輪船 / Thuyền bánh xe), trước sau đều có khoang [cabin], gắn hai bánh xe, bánh xe 6 răng, răng bánh xe ngang với đáy thuyền. Tâm xe 6 góc, thùng xe dài 3 xích [~90,6cm], trong thuyền hai người chịu vai dùng sức đẩy, khi chuyển động tức răng bánh xe quạt nước, chạy tợ như bay, cũng có thể dùng chân đạp như dạng xe nước. Thuyền dài 1 trượng 7 xích 5 thốn [~5,6m], bụng thuyền rộng 5 xích [1,6m], hai bên thuyền là be gỗ nhô ra 1 xích 1 thốn [~35cm]. Đầu đuôi thuyền có mui gỗ, khoảng giữa là mui tre, từ nóc mui tới đáy thuyền hơn 6 xích [~1,9m], một nửa dưới mặt nước. Như thuyền nhẹ thì lấy đá chất cho khẳm, khi đáy thuyền nhập thủy 1 xích tức bánh xe nước nhập thủy 1 xích. (15)
Xa luân thuyền, trong Võ bị chí 1619
Xét 4 loại thuyền An Nam kể trên, Bố thoa thuyền và Đại đầu tam bản thuyền dài chỉ 3 trượng [~10m], chèo đi rất nhanh, tới lui theo ý, kỳ thực tương tợ như trát thuyền, mà không phải tên trát thuyền (16). Nếu như phỏng theo 4 loại thuyền An Nam này, chế tạo 1 phần 3 số thuyền theo kiểu đại sư thuyền và ngư thuyền, 2 phần 3 theo kiểu bố thoa thuyền và đại đầu tam bản thuyền, chọn vật liệu cứng tốt, chuẩn bị sẵn súng pháo, tuyển chọn người mạnh khỏe bơi lặn giỏi, luyện tập thường xuyên. Phân bố [đội thuyền] ở Hổ Môn tỉnh Quảng Đông, Hạ Môn ở Phước Kiến, Trấn Hải và Sạ Phố ở Chiết Giang, Thượng Hải ở Giang Tô, Thiên Tân ở Bắc Trực Lệ, nhắm vào những nơi Anh Di ghé đến, [thuyền] dài ngắn lớn nhỏ phối hợp phòng vệ, chỉ cần từ cửa biển, từ nội dương đánh ra, bên kia sao có thể múa gậy vườn hoang, vô cớ xông vào nội địa.
Uông Trọng Dương
(Phạm Hoàng Quân giới thiệu, dịch và chú thích
Theo Diendan.org)
Chú thích
1. Ngư thuyền (魚船), chiến thuyền (戰船), về tên gọi ngư thuyền xem phụ lục và mô tả trong Tam tài đồ hội (khí dụng 4) và Võ bị chí (q.116-quân tư thừa, Thủy, Chiến thuyền); về hình dáng, kết cấu xem thêm Thuyền bá danh hiệu đồ thức (Bài 2).
2. Trượng, đơn vị đo (1 trượng = 10 xích, xích=10 thốn). Một trượng TQ thời Thanh=3,2m; một trượng VN thời Nguyễn di động từ 4m đến 4,2m. Trong bài viết này Uông Trọng Dương tính theo trượng Thanh.
3. Vhỗ này nguyên văn viết “篷厚二尺” (bồng hậu nhị xích), mui thuyền dày 2 xích (~64 cm), ngờ là viết hoặc khắc in là sai con số, nếu mui thuyền 64 cm thì quá thấp.
4. Nguyên văn viết “絞纜” (giảo lãm), bộ phận này có chỗ gọi là lãm sách (纜策), giảo bàn (絞盤), tức chỉ bộ phận trục quấn dây neo thuyền, có thể dùng sức người hoặc động cơ, tức cái ba lăng, máy trục đứng (Capstan).
5. Nguyên văn viết “船底艕” (thuyền để bảng), chỉ miếng ván đáy thuyền, bộ phận này thấy Thuyền bá danh hiệu đồ thức gọi là “龍脊骨” (long tích cốt), nghĩa là miếng ván liền với long cốt (tức xương sống thuyền).
6. Nguyên văn viết “水離艕” (thủy ly bảng), miếng ván be thuyền (phần nổi trên mặt nước), bộ phận này thấy bản vẽ Thuyền bá danh hiệu đồ thức ghi là “Hộ long/ 護龍” (hàm nghĩa bảo vệ miếng ván long cốt/龍骨và long tích cốt/龍脊骨)
7. Nguyên văn viết “????邊” (bì biên), chữ bì [舟皮] ít thấy, Khang Hy tự điển, Từ nguyên, Hán ngữ đại từ điển không nhập, chữ ???? này cũng thấy trong Võ bị chí, q.116; bản vẽ trong Mân tỉnh thủy sư các tiêu trấn hiệp doanh chiến tiêu thuyền chích đồ thuyết / 閩省水師各標鎮協營戰哨船隻圖說 (Bản vẽ và thuyết minh về thuyền chiến tuần tiễu của các trấn doanh thuộc Thủy sư tỉnh Phước Kiến) thấy quy ước toàn bộ phần ván hai bên hông thuyền gọi là thuyền bì (船????). Chữ “????” nôm đọc là Bè, thấy địa danh sông Cái Bè trong Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí 1806 và Gia Định Thành thông chí 1820. Tôi tạm dịch chữ “????邊” (bì biên) là “ván be”, vẫn còn ngờ, chờ xét thêm.
8. Bố thoa (布梭), Tam tài đồ hội (Khí dụng 4) và Võ bị chí (q.116) mô tả và vẽ kiểu cương thoa thuyền [Hình 2]
9. Nguyên văn viết “hình dáng như thuyền Di, kiểu tam bản nhỏ”, cách viết này có thể chỉ thuyền tam bản Mã Lai. Tam bản (三板), chữ phiên âm tên thuyền tiếng Mã Lai “sampan” (nghĩa là thuyền nhỏ); cũng có thể chỉ thuyền nhỏ trên tàu Anh.
10. Nguyên văn viết “子母炮” (tử mẫu pháo), súng bắn lựu đạn. Hán ngữ đại từ điển: “子母弹” tử mẫu đạn, xưa gọi là lựu bá đạn (榴霰彈), loại chất nổ khi bắn vỡ tung nhiều hạt như hạt lựu, tung tóe như tuyết rơi, và “子母炮彈” (tử mẫu pháo đạn), là súng bắn lựu đạn / cartridge with ammunition.
11. Xem thêm “lưỡng đầu thuyền” trong Tam tài đồ hội và Võ bị chí mô tả và vẽ kiểu lưỡng đầu thuyền [Hình 3]
12. Đại đầu tam bản (大頭三板), sự phối hợp hai kiểu thức đại đầu thuyền với tam bản thuyền, tức tam bản đầu vuông lớn. Đại đầu thuyền được mô tả (bằng hình vẽ) trong sách thời Minh như Tam tài đồ hội và Võ bị chí. Bức vẽ đại đầu thuyền trong Tam tài đồ hội ghi chú thêm là “Đại đầu thuyền thuộc hệ thuyền Quảng Đông” (Quảng thuyền, Tiêm vĩ thuyền, Đại đầu thuyền); còn bức vẽ đại đầu thuyền trong thì ghi “Đông Hoản huyện đại đầu thuyền”, tức kiểu thuyền đại đầu ở huyện Đông Hoản. [Hình 4]
13. Tích cũ, trận thủy chiến hồ Bà Dương, Chu Nguyên Chương đánh bại Trần Hữu Lượng
14. Tích cũ, nhắc chuyện thuyền chúa Nguyễn phá thuyền Hà Lan, có lẽ viết nhầm là thuyền Anh.
15. “Xa luân thuyền” (車輪船 / Thuyền bánh xe), Tam tài đồ hội và Võ bị chí mô tả và vẽ kiểu [Hình 6]
16. Trát thuyền (軋船), chữ “軋” còn đọc yết, loát; cũng viết trát thuyền (札船), là loại thuyền chèo, kiểu trát thuyền của An Nam được ghi chép nhiều trong sử Trung Hoa, nhằm chỉ loại thuyền nhỏ thời Chúa Nguyễn, với sự kiện đột kích phá thuyền Hà Lan.Hoàng triều thông khảo (Tứ duệ khảo, An Nam) viết: “Trát thuyền không [phân] mũi lái, nhanh nhẹn khác thường”.
Bài viết liên quan
- Vài nét về siêu du thuyền Koru của tỉ phú Jeff Bezos (19/07/2024)
- Trở lại chuyện Bạch Thái Bưởi và vụ kiện con tàu Albert Sarraut (01/07/2024)
- Nước Nam biết đóng tàu máy đã hơn một trăm năm nay (22/05/2024)
- Xem lại hình ảnh những ngày đầu tiên xây dựng Cảng Ba Son (23/04/2024)
- Khufu: Thuyền gỗ lớn nhất và lâu đời nhất thế giới (01/04/2024)
- Các lễ hội đua thuyền rồng ở Việt Nam và thế giới (02/02/2024)
- Kambojika Putta Khemara Tarei: Thuyền rồng dài nhất thế giới (02/02/2024)
- Những kỷ lục và kiệt tác liên quan đến rồng ở Việt Nam (02/02/2024)
- Mùa đông đi du lịch biển Việt Nam ở đâu? (22/12/2023)
- Thượng thư Trần Văn Thái – “kĩ sư” đóng chiến thuyền của hai triều đại (17/11/2023)