Triển khai công tác phối hợp liên ngành đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa năm 2022
Ngày 14/4, Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phối hợp liên ngành đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa năm 2022.
Tại Hội nghị, nhiệm vụ công tác phối hợp liên ngành bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) năm 2022 đã được triển khai với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với tinh thần “Vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông” - Kế hoạch phối hợp liên ngành số 653/KHLN-ĐTNĐ ngày 05/4/2022.
Liên ngành 03 Cục sẽ tập trung giải quyết 03 nhóm vấn đề lớn sau:
Một là, phối hợp kiểm tra, xử lí nghiêm, kịp thời đối với các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như: phương tiện không duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra, phương tiện chở quá tải, quá số người quy định, người điều khiển phương tiện không có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, bến bãi không đảm bảo điều kiện an toàn, chưa được cấp phép,…; Chú trọng thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) được phát hiện năm 2021.
Hai là, phối hợp triển khai công tác kiểm tra bảo đảm TTATGT theo kế hoạch chuyên đề: Kiểm tra bảo đảm TTATGT trên tuyến kênh Chợ Gạo - Cục CSGT chủ trì; Kiểm tra hoạt động vận tải hành khách trên các tuyến cố định, tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo, vận tải hành khách vùng lòng hồ, vận tải hành khách trong khu vực du lịch tâm linh, các bến khách ngang sông, bến hành khách, các phương tiện thủy phục vụ du lịch, lễ hội - Nhiệm vụ thường xuyên của 03 lực lượng các cấp; Phối hợp kiểm tra xử lí vi phạm của chủ phương tiện, cơ sở đóng tàu trong việc tự ý hoán cải phương tiện - Nhiệm vụ thường xuyên của 03 lực lượng các cấp. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện những quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, trong đó, trọng tâm là tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ĐTNĐ mới ban hành - Nhiệm vụ thường xuyên của 03 lực lượng các cấp.
Ba là, phối hợp liên ngành sẽ tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu về thuyền viên, phương tiện, công tác xử lý vi phạm phục vụ công tác đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa; Khảo sát, rà soát, đánh giá tình hình tại các địa phương về hoạt động của phương tiện được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa; khảo sát vị trí nguy hiểm về TNGT trên đường thủy nội địa, đề xuất các giải pháp, báo cáo liên ngành cấp Cục, để tham mưu Ủy ban ATGTQG, Bộ GTVT, Bộ Công an kịp thời có hướng xử lý và quản lý.
T.H
Bài viết liên quan
- Đảng ủy Liên hiệp Hội Việt Nam sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2023 (20/09/2023)
- Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (20/09/2023)
- Cục ĐKVN: Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 (20/09/2023)
- Chính thức vận hành kênh đào 2.300 tỷ nối sông Đáy - Ninh Cơ (20/09/2023)
- Cảng biển Hải Phòng phát triển vượt bậc lọt top 100 cảng lớn của thế giới (20/09/2023)
- Cước vận tải tiếp đà giảm, vận tải biển đối mặt nhiều khó khăn (20/09/2023)
- Hành trình về cực Bắc thiêng liêng (18/08/2023)
- Đại hội Công đoàn Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy khóa VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển - Vì người lao động (17/08/2023)
- Công ty Đóng tàu Phà Rừng hạ thủy tàu hàng 24.000 tấn và đặt ky, đấu đà tàu hàng 6.500 tấn (17/08/2023)
- 3 công ty đóng tàu lớn của Hàn Quốc nhận được đơn đặt hàng trị giá 136 nghìn tỷ won (17/08/2023)