Kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020): Bến Nhà Rồng và con tàu huyền thoại trên hành trình tìm đường cứu nước

Bến Nhà Rồng, ngày 5/6/1911, con tàu Đô đốc Latouche Tréville (Admiral Latouche Tréville) nhổ neo bắt đầu hành trình về đất Pháp. Từ chính con tàu huyền thoại này, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành (với tên gọi Nguyễn Văn Ba hay Anh Ba) đã ra đi tìm đường cứu nước.

Tàu Latouche Treville

Trên con tàu này, mỗi lần dừng chân lại bến cảng các nước, Người tranh thủ lên thăm thành phố cảng để ngắm nhìn phong cảnh và xem xét cuộc sống của người dân ở đó. Nguyễn Tất Thành tiếp tục đi Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ), và dừng chân lại ở Mỹ vào cuối năm 1912. Tại đây, Nguyễn Tất Thành có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ, đọc bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của nước Mỹ.

Khoảng giữa năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo con tàu rời Mỹ trở về Lơ-ha-vơ đi Anh.

Con tàu Đô đốc Latouche-Tréville là một thương thuyền của Công ty Vận tải đường biển Chargeurs Réunis (Pháp). Con tàu được đặt theo tên của Đô đốc Hải quân Pháp René Latouche-Tréville do hãng đóng tàu Loire ở Saint-Nazaire (Pháp) đóng xong vào ngày 21/9/1903, hạ thủy ngày 2/5/1904 tại Nantes. Tàu được đăng bạ tại Cảng Le Havre dưới số hiệu 5601960.

Thông số kĩ thuật:

Kích thước: Chiều dài 118,7m; Chiều dọc 15,2m

Trọng tải: 5.572 tấn

Tải trọng tối đa: 7.200 tấn

Vận tốc tối đa: 13 hải lý/giờ   

Động cơ: Vận hành bằng hơi nước 2.800 mã lực

Sức chứa tối đa: 1.100 người (kể cả thủy thủ đoàn)

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp và cư trú ở Paris, Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động trong phong trào công nhân và tham gia Đảng xã hội. Khi tham gia vào Đảng xã hội Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin về chế độ xã hội chủ nghĩa.

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thanh lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh Niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, đồng thởi mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 03/02/1930 tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Có thể nói rằng, sự gắn bó đầy bất ngờ giữa tàu Đô đốc Latouche-Tréville với Chủ tịch Hồ Chí Minh trên hành trình đường cứu nước là “số phận lịch sử” và trở thành huyền thoại.

Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là tên gọi thông dụng để chỉ cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.

Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX

Bến cảng Nhà Rồng ngày nay

“Từ thành phố này Người đã ra đi. Bao năm ước mơ đón Bác trở về”…

“Non sông ta đàng hoàng đất nước mạnh giàu thoả lòng Bác mong. Nước non này ngàn năm vững bền”

(Lời bài hát: Tiếng hát từ Thành phố mang tên Người – Tác giả: Cao Việt Bách)

Bài hát gắn liền với Bến Nhà Rồng lịch sử, với con tàu huyền thoại, vẫn luôn vang lên gắn với Người – Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước ta, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại.

A.C