Dự báo sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng đến năm 2025, 2030

Mục tiêu của nghiên cứu này đưa ra các kết quả dự báo cho lượng hàng thông qua cảng khu vực Hải Phòng theo 3 loại hàng: hàng container, hàng lỏng, hàng khô đến năm 2025 và 2030. Để tiến hành dự báo, tiến hành thu thập số liệu hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng và các chỉ tiêu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ từ năm 2004 đến năm 2018. Trên cơ sở số liệu, xây dựng các mô hình dự báo, từ đó lựa chọn mô hình dự báo tốt nhất đó là: mô hình hồi quy bội. Với mô hình dự báo lựa chọn tiến hành dự báo lượng hàng thông qua cảng khu vực Hải Phòng đến năm 2025 và 2030, đó là các dự báo cho tổng lượng hàng thông qua cảng khu vực Hải Phòng, lượng hàng container thông qua cảng khu vực Hải Phòng, lượng hàng lỏng thông qua khu vực Hải Phòng và lượng hàng khô thông qua cảng khu vực Hải Phòng.


1. Đặt vấn đề

Cảng khu vực Hải Phòng là cảng đứng thứ hai cả nước nói chung và là cảng lớn nhất khu vực miền Bắc. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng ngày càng tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2004-2018 là 14,8% (Bảng 1). Công tác dự báo về sản lượng hàng hóa qua cảng khu vực này vượt xa so với thực tế, cụ thể năm 2015 sản lượng hàng thông qua khu vực cảng là 79 triệu tấn m theo dự báo quy hoạch là 112-115 triệu tấn [3]. Do đó cần có những dự báo chính xác hơn về sản lượng hàng hóa thông qua cảng.

Tổng quan các dự báo liên quan đến hàng hóa thông qua khu vực cảng Hải Phòng đó là: (1) “Quyết định số 1741/QĐ-BGTVT về Phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ trường Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 3/8/2011” [3]. (2) “Quyết định số 2367/QĐ-BGTVT về Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành ngày 29/7/2016” [5]. Quyết định chi tiết và cụ thể hơn, thay thế cho quyết định 1741. Tuy nhiên ở hai quyết định này chỉ để cập đến dự báo cho sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng nói chung và sản lượng hàng container thông qua cảng. Hơn thế nữa, sản lượng hàng hóa thông qua cảng dự báo thường có khác rất nhiều so với thực tế [3]. Do đó, cần có sự điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng và đặc biệt là kết quả dự báo sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Dự báo mới nhất đó là dự báo căn cứ theo “Đề án nghiên cứu phát triển tổng thể hệ thống hạ tầng nhập khẩu LNG” - IE, 2018, tuy nhiên các dự báo này chưa đề cập đến dự báo sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng theo loại hàng đầy đủ.

Về phương pháp dự báo, phương pháp dự báo thường được áp dụng đó là phương pháp kịch bản Kinh tế - Xã hội (KT-XH), phương pháp ngoại suy thông qua mô hình và sự kết hợp của hai phương pháp (phương pháp bốn bước) [2]. Hai phương pháp này có những ưu và nhược điểm nhất định. Phương pháp kịch bản KT-XH có ưu điểm khi dự báo cho từng loại hàng, cho từng cảng, đặc biệt là các cảng biển mới phát sinh, trong khi đó phương pháp dự báo ngoại suy thì đơn giản, dễ hiểu vì chỉ cần dựa vào mức tăng GDP, mức tăng lượng hàng qua cảng trong cả nước có thể tính được hệ số đàn hồi (ngoại suy theo hệ số đàn hồi). Tuy nhiên, hai phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định. Phương pháp kịch bản KT-XH là phương pháp dự báo định lượng nên cũng sẽ mắc phải những nhược điểm của phương pháp dự báo định lượng như: các mô hình được xây dựng dựa trên giả định lịch sử lặp lại, các mô hình định lượng thường đưa ra các giả định không phù hợp với thực tế, rất nhiều nhân tố quan trọng với nền kinh tế nhưng không được đưa vào và một nhược điểm lớn nhất là số liệu không đầy đủ, không chính xác dẫn đến các mô hình cho các kết quả dự báo không cao. Phương pháp ngoại suy theo mô hình thường sử dụng là ngoại suy thông qua mô hình đàn hồi mà muốn ứng dụng phải thỏa mãn điều kiện: Luồng hàng trên mạng lưới giao thông trong tương lai phải đồng dạng với luồng hàng trên mạng lưới giao thông hiện tại. Điều này rất khó xảy ra, vì tình hình kinh tế luôn biến động, nhu cầu vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau thay đổi khác nhau. Trong đó, các mô hình dự báo lượng hàng thông qua cảng trong các nghiên cứa của Việt Nam chỉ đưa hai nhân tố kinh tế chính là GDP và kim ngạch xuất, nhập khẩu vào mô hình hồi quy [5]; còn các công trình nghiên cứu của nước ngoài khi xây dựng mô hình dự báo lượng hàng thông qua cảng còn quan tâm thêm các nhân tố kinh tế khác như tổng giá trị công nghiệp, tổng giá trị nông lâm thủy sản [7]. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn dự báo dựa vào mô hình hồi quy đa nhân tố có xem xét thêm các nhân tố kinh tế mới.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Các bước tiến hành dự báo sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng

Để tiến hành dự báo sản lượng hàng thông qua cảng nói chung và cho khu vực Hải Phòng nói riêng, ta tiến hành 4 bước sau:

- Thu thập số liệu đầu vào: Số liệu cần thu thập đó là sản lượng hàng hóa thông qua cảng và các nhân tố kinh tế.

- Xây dựng mô hình dự báo: Trên cơ sở các số liệu thu thập được, thiết lập các mô hình hồi quy có thể xảy ra, lựa chọn mô hình tốt nhất.

- Kiểm định mô hình: Đánh giá mô hình được lụa chọn có phù hợp hay không, có khuyết tật nào xảy ra trong mô hình được lựa chọn hay không?

2.2. Thu thập số liệu đầu vào

Số liệu cần thu thập là sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng theo các  loại hàng khác nhau và các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Theo nghiên cứu dự báo sản lượng hàng container thông qua cảng đã chỉ ra đó là các nhân tố: “GDP, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), Tổng giá trị công nghiệp (CN), và Tổng giá trị nông lâm thủy sản (NN)” [2].

2.2.1. Số liệu về sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng

Theo nguồn số liệu của cảng vụ Hải Phòng, sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng theo loại hàng năm 2004 đến 2018 được thể hiện ở Bảng 1.

Nhìn vào Bảng 1, ta thấy sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng nói chung và theo 3 loại hàng nói riêng đều tăng nhanh. Trong đó hàng container chiếm tỉ trọng cao nhất trong 3 loại hàng và có tốc độ tăng nhanh nhất. Chiếm tỉ trọng thứ hai là hàng khô, còn lại là hàng lỏng.

Bảng 1. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng theo loại hàng giai đoạn 2004-2018

Đơn vị: 1000 T

Năm

Tổng số

Hàng Container

Hàng Lỏng

Hàng Khô

2004

12.605,14

5.256,71

892,20

6.456,23

2005

13.498,97

6.201,56

1.255,07

6.042,34

2006

16.500,90

7.992,06

1.363,60

7.145,24

2007

24.152,39

13.728,92

1.768,47

8.655,01

2008

29.301,76

17.069,59

1.806,06

9.784,72

2009

33.423,56

20.348,91

2.195,80

10.849,26

2010

39.274,65

24.103,44

2.586,32

11.320,34

2011

39.870,00

27.417,96

2.817,25

8.356,85

2012

44.670,13

29.220,30

2.973,51

10.474,53

2013

58.994,82

33.518,71

2.712,24

20.036,89

2014

60.836,00

39.818,00

2.870,00

14.184,00

2015

79.560,61

43.774,96

3.998,25

26.365,55

2016

85.262,00

47.793,00

4.809,00

26.600,00

2017

84.662,57

53.111,16

5.062,09

20.429,29

2018

86.543,60

56.437,14

5.600,71

20.646,83

Nguồn: Số liệu của cảng vụ Hải Phòng

2.2.2. Số liệu về các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa thông qua cảng

Từ niên giám thống kê của Việt Nam qua các năm [6], ta có bảng thống kê số liệu sau:

Bảng 2. Thống kê số liệu về GDP, XNK, CN, NN của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2004 - 2018

 

Năm

GDP

(tỉ đồng)

XNK

(triệu USD)

CN

(tỉ đồng)

NN

(tỉ đồng)

2004

71.359

14.695

76.726

16.444

2005

80.183

18.151

91.494

18.322

2006

97.203

21.490

111.337

18.714

2007

113.574

27.764

136.036

19.583

2008

127.368

35.665

155.910

20.685

2009

135.206

34.180

168.938

21.109

2010

150.023

42.875

190.609

22.265

2011

166.603

49.244

208.907

23.295

2012

180.137

55.925

216.635

23.884

2013

193.024

64.468

241.802

24.416

2014

209.257

76.323

259.066

25.368

2015

230.538

98.213

283.393

25.901

2016

246.676

127.682

304.647

28.231

2017

269.074

147.378

333.284

29.795

2018

293.506

151.302

367.279

30.915

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê

Nhận thấy các chỉ tiêu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tăng nhanh dần đều theo các năm với tốc độ tăng bình quân là dao động từ 10-20%.

2.3. Xây dựng mô hình dự báo

Với nguồn số liệu đầu vào đã có, xây dựng các mô hình hồi quy có thể xảy ra đó là: mô hình hồi quy theo thời gian, mô hình hồi quy hai biến và mô hình hồi quy đa nhân tố.

Đối với sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng (Q), các mô hình hồi quy có thể xây dựng được là (do các nhân tố có sự tương quan với nhau nên khi đưa vào mô hình bội không thể đưa tất cả các nhân tố vào mô hình được nên phải loại bớt một số nhân tố ra khỏi mô hình - Bảng 3).

Trong 12 mô hình xây dựng thì mô hình 12 có RMSE nhỏ nhất, nên ta lựa chọn mô hình hồi quy đa nhân tố số 12 để tiến hành dự báo.

Bảng 3. Mô hình hồi quy sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng

MH

Mô hình xây dựng

RMSE

1

Qi = 5914,83.t + ei

4877,22

2

Ln(Qi) = 9,046963 + 0,823893.Ln(ti) + ei

7094,79

3

Qi = -1598,49 + 0,385428.GDPi + ei

4715,28

4

Qi = 11121,59 + 0,561797.XNKi + ei

7002,02

5

Qi = -15496,06 + 0,299294.CNi + ei

5041,12

6

Qi = -95260 + 6,12755.NNi + ei

6234,93

7

Ln(Qi) = -7,569224 + 1,516736.Ln(GDPi) + ei

5463,35

8

Ln(Qi) = 1,121392 + 0,873964.Ln(XNKi) + ei